Đến thăm Yên Tử là về với một vùng văn hóa. Quần thể danh thắng này không chỉ được gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn mà còn đang ngày càng được phát huy giá trị tinh thần to lớn.
Di tích văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh đất Phật Yên Tử
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông là vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông. Sau đó ngài từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành. Rồi sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.
Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước. Nơi đây gắn với nhiều kiến trúc cổ được xây dựng qua các triều đại lịch sử như Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Đất Phật Yên Tử – “Kinh đô Phật giáo” của Việt Nam
Yên Tử vốn luôn là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách và phật tử vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Ít ai biết rằng, dịp cuối năm, cảnh sắc tại Yên Tử có những nét đẹp rất riêng.
Không gian ở Yên Tử luôn thanh tịnh, linh thiêng. Vạn vật phủ nắng thu vàng, nhiều loài hoa tỏa hương khoe sắc, những loại cây rừng bắt đầu trút lá… Đây là thời điểm diễn ra những nghi lễ quan trọng tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Giá trị văn hóa được nâng tầm
Quần thể danh thắng Yên Tử có hệ thống di tích hàng trăm chùa, am, tháp cổ kính. Nơi đây thường tổ chức những lễ hội tâm linh ý nghĩa, đặc sắc. Trung bình mỗi năm Yên Tử đón khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan, chiêm bái vào cả bốn mùa trong năm.
Thời điểm năm 2000, di tích này chỉ đón được vài vạn lượt khách. Đến nay, mỗi năm đất Phật Yên Tử đón khoảng 2 triệu lượt người. Và là địa điểm đón du khách nội địa lớn nhất toàn tỉnh.
Điểm du lịch, tín ngưỡng hàng đầu khu vực phía Bắc
Với lượng khách đó, Yên Tử chiếm đến 60% tổng lượng du khách du lịch tâm linh tại Quảng Ninh. Và cũng trở thành điểm du lịch có tổng lượng du khách đến nhiều chỉ đứng thứ sau Vịnh Hạ Long.
Đất Phật Yên Tử mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tâm linh quý báu. Ngoài ra còn là một điển hình cho việc huy động tốt mọi nguồn lực xã hội. Đặc biệt là trong thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hiệu quả giá trị di sản.
Tính trong khoảng 10 năm qua, gần 3.000 tỉ đồng đã được đổ về Yên Tử để đầu tư xây dựng. Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.
Qua nhiều năm qua cảnh quan đất Phật Yên Tử được gìn giữ và ngày một nâng tầm về chất lượng. Di tích này trở thành địa điểm du lịch, tín ngưỡng hàng đầu khu vực phía Bắc.
Khẳng định vị thế của “Kinh đô Phật giáo”
Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã để lại cho hậu thế những bản kinh văn. Và các pho sách quý giá dạy cho các tăng môn và dân chúng tu tập, sám hối, tu hành.
Phải kể đến như:Thiền tâm thiết chủy ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập. Ngoài ra còn có Tăng già Toái sự,Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục,Thượng Sĩ hành trang… Đây là những di sản văn hóa phi vật thể quý giá đang đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Đồng thời góp phần vào tên gọi “Kinh đô Phật giáo” Việt Nam của Yên Tử.
Trước những giá trị lịch sử, văn hóa, tỉnh Quảng Ninh đang cùng các địa phương cùng nhau tiến hành làm hồ sơ. Sau đó trình UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Yên Tử là Di sản thế giới.
Xem thêm những tin tức thú vị khác tại chuyên mục:
Nguồn: Thanhnien.vn