Cứ mỗi mùa Tết trung thu đến, thì hình ảnh những chiếc bánh trung thu đa dạng màu sắc, mùi vị thơm ngon lại được bày bán khắp nơi trên mỏi nẻo đường. Đi đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp thấy những thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng như Kinh Đô, Như Lan, Đồng Khánh….Bánh trung thu cùng với những chiếc đèn lồng trở thành nét đặc trưng vào dịp đêm hội trăng rằm. Chiếc bánh trung thu có thể được bày thành mâm cỗ, bàn tiệc hay làm quà tặng trung thu, để mọi người cùng nhau thưởng thức xum vầy bên gia đình. Đặc biệt thứ bánh này chỉ xuất hiện vào mùa trung thu, mùa của tết đoàn viên.
Bánh trung thu được nhiều lứa tuổi yêu thích, từ người già cho đến các em nhỏ. Tuy nhiên chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng mà bánh trung thu mang lại là như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé !
Một miếng bánh trung thu tương đương với 15 phút chạy bộ
Một phần năm chiếc bánh trung thu mang lại khoảng 120 kcal. Tương ứng năng lượng tiêu hao khi lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút.
Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết. Bánh trung thu có nhiều loại, nhiều trọng lượng 120 g, 150 g, 180 g, 210 g, 230 g, nhiều vị. Chúng đều có một điểm chung là chứa nhiều năng lượng, chủ yếu từ chất bột đường và chất béo.
Cụ thể, trong 25 g bánh (tương tương 1/5-1/10 bánh) chứa 95-122 kcal. Bao gồm 10-13 g chất bột đường và 4,3-7,7 g chất béo. Như vậy, một chiếc bánh trung thu 180 g cung cấp cho cơ thể từ 500 đến 700 calo. Tùy vào loại bánh và thành phần. Một số loại bánh thập cẩm có thể chứa gần 1.000 calo.
“Muốn tiêu hao hết năng lượng của 1/5-1/10 chiếc bánh trung thu đó. Bạn cần phải nhảy 15 phút, hoặc lắc vòng 20 phút hoặc chạy bộ 15 phút hoặc làm việc nhà 30 phút”, bác sĩ Hưng nói.
Ăn bánh trung thu thế nào là hợp lí
Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày. Sẽ dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn do thành phần của bánh trung thu là carbohydrate dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Cách ăn bánh trung thu hạn chế béo và không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy nên ăn bánh với “tinh thần thưởng thức trung thu”. Mỗi lần ăn chỉ một phần nhỏ, một phần tư hoặc phần tám, hoặc sử dụng bánh cho người ăn kiêng.
Khi đói không nên ăn bánh trung thu. Bởi đó là lúc cơ thể có khả năng ăn nhiều hơn so với bình thường. Ăn vô tội vạ sẽ khiến mất kiểm soát cân nặng gây tăng cân.
Không nên ăn bánh trung thu vào buổi tối. Buổi tối, vì buổi tối là luscc cơ thể ít vận động, khả năng tiêu hao năng lượng thấp hơn ban ngày. Nếu ăn, khả năng chúng tích tụ lại thành mỡ thừa rất cao.
Cách tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và thưởng thức vào từng thời điểm trong ngày. Khi ăn, cần cân nhắc tổng thể năng lượng, thành phần dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Từ đó điều chỉnh hợp lí lượng thức ăn khác trong ngày. Ngoài ra, kết hợp tập luyện để tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể.
Nguồn: vnexpress.net