Theo như quan niệm từ xưa đến nay của mọi người thì kết hôn tức là “về chung một nhà”. Nam nữ qua quá trình tìm hiểu sẽ có ý định cùng nhau chung sống xây đắp hạnh phúc. Nhưng không có khái niệm nào là hoàn toàn đúng với mọi người. Có những cặp đôi yêu nhau và muốn kết hôn nhưng không muốn chung sống cùng nhau. Hôn nhân là quả ngọt của tình yêu nhưng việc sống tách khỏi gia đình cũng khiến nhiều “cậu ấm cô chiêu” không còn chỗ dựa. Hình thức hôn nhân “hai đầu” được sinh ra cũng vì lý do đó. Vừa giúp cô dâu chú rể thỏa mong muốn kết hôn sinh con với nhau. Vừa có được sự dựa dẫm vào bố mẹ ruột. Nếu xét về mặt kinh tế thì cũng rất có lợi cho các cặp đôi.
Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ những định nghĩa và cách mà các cặp vợ chồng hôn nhân “hai đầu” sinh sống cùng nhau. Nếu bạn là con một trong gia đình và thích cuộc sống tự lập thì đây là bài viết dành cho bạn.
Khái niệm hôn nhân “hai đầu”
Loại hình hôn nhân kỳ lạ này thường xuất hiện ở những gia đình mà người nam và nữ đều là con một. Cặp vợ chồng này sẽ sinh hai đứa con, đứa đầu tiên mang họ bố và chủ yếu do người đàn ông nuôi dưỡng. Đứa thứ hai mang họ mẹ và do người phụ nữ nuôi dưỡng. Trong các gia đình “hai đầu”, không có khái niệm ông bà ngoại. Cả hai đứa bé đều gọi người sinh ra bố mẹ chúng là ông bà nội.
Cặp vợ chồng hôn nhân “hai đầu” sinh sống thế nào?
Tiểu Tây cùng chồng là Tiểu Tranh ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đều là con một sinh sau năm 1985. Họ kết hôn năm 2016. Trước khi kết hôn, gia đình hai bên thống nhất cô dâu Tiểu Tây vẫn có thể sống ở nhà bố mẹ đẻ hoặc nhà chồng (nếu muốn) sau khi lấy chồng. Chú rể Tiểu Tranh cũng được lựa chọn y như vậy. Hơn nữa, nếu cặp vợ chồng này sinh được 2 con. Đứa đầu mang họ bố, còn đứa sau mang họ mẹ.
Với hình thức “hôn nhân hai đầu”, người dân địa phương ở Chiết Giang quen gọi là “không đến không đi”, “không vào không ra”, “không gả không cưới”, “hai nhà ghép lại”. Sau khi kết hôn, nam và nữ vẫn phụ thuộc vào gia đình cha mẹ ruột.
Lợi ích của hôn nhân “hai đầu”
Luật sư Dương Tuệ Lệ (Công ty luật Nặc Lực Á ở Chiết Giang) giải thích rằng sở dĩ nhiều cặp đôi chọn hình thức ‘hôn nhân hai đầu’ là do cuộc sống hiện đại hối hả. Các cặp vợ chồng trẻ vì quá bận rộn với công việc riêng. Không có thời gian chăm sóc con cái nên họ dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ hai bên. “Một nguyên nhân nữa là do đều là con một nên khi ra ở riêng. Các cặp đôi thể hiện rõ năng lực yếu kém trong việc xây dựng và duy trì một gia đình bền vững”. Ông Dương nói.
Giống như Tiểu Tây và Tiểu Tranh, các cặp vợ chồng đang duy trì hình thức “hôn nhân hai đầu” đều đến từ các vùng nông thôn của Giang Tô và Chiết Giang. “Hình thức hôn nhân này sẽ khiến gia đình chú rể không phải tốn nhiều tiền để mua quà cưới. Điều vốn còn nặng nề ở các vùng quê Trung Quốc. Và cô dâu cũng không phải trả của hồi môn. Giảm gánh nặng kinh tế cho cả hai bên”, ông Dương cho hay.
Vị luật sư này cũng cho biết, “hôn nhân hai đầu” đã loại bỏ khái niệm “độc thân và kết hôn” đã được định hình từ xa xưa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, không thể nói con mang họ bên nào, bên kia được miễn nghĩa vụ liên quan.
Những bất cập gặp phải
Dù đối với nhiều cặp đôi trẻ thì hình thức hôn nhân này khá thú vị và cuốn hút. Nhưng theo quan niệm truyền thống thì lại không quá được ủng hộ. Người ta cho rằng hôn nhân “hai đầu” không phù hợp với truyền thống văn hóa của các nước phương Đông.
Hơn nữa, nếu không sống cùng nhau thì việc dạy dỗ con cái sẽ khác biệt. Những đứa trẻ sẽ thiếu sự gắn kết với nhau. Vợ chồng nếu có mâu thuẫn với nhau sẽ không có không gian giải quyết và dễ bị chi phối. Bất cứ hình thức hôn nhân nào cũng tồn tại những lợi ích và bất cập nhất định. Các cặp đôi nên lựa chọn theo điều kiện và sở thích bản thân để có cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất.
Tham khảo thêm nhiều bài viết về đời sống vợ chồng và cặp đôi:
Nguồn: vnexpress.net