Tại sao nhiều người bị đau bụng sau khi ăn sáng? Khắc phục như nào?

Chắc có không ít người bị đau bụng sau khi ăn sáng. Hay đi ngoài như bị rút cạn hết năng lượng cho ngày mới. Bạn lo lắng không biết gặp vấn đề gì nghiêm trọng với sức khỏe dạ dày không. Theo nhiều chuyên gia, chủ yếu nguyên nhân xuất phát từ nguồn thức ăn tiêu thụ. Nhưng có nhiều trường hợp lại liên quan đến các bệnh nền về dạ dày. Vậy có những nguyên nhân nào và cách khắc phục triệu chứng đau bụng sau khi ăn sáng ra sao? Saffronnegin sẽ cung cấp thông tin cho bạn trong bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn sáng

Bạn xuất hiện những cơn đau quặn, đau nặng hơn sau khi ăn sáng. Hãy tham khảo các nguyên nhân sau:

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân này thường gặp nhất gây ra đau bụng sau khi ăn. Bạn hay bị tình trạng này nếu làm những điều sau. Uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa vào bữa sáng. Điều này gây nên tình trạng không dung nạp lactose. Trong bữa ăn dùng chất kích thích như caffeine, đồ lạnh, rượu bia. Bữa sáng có các thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo. Cụ thể là chất sorbitol có ở các loại kẹo, kẹo cao su.

Hệ tiêu hóa có nhiều hơi 

Ăn sáng với những thực phẩm khó tiêu. Ví dụ: hành tây, các loại đậu, cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc. Có thức ăn nhiều dầu mỡ cho bữa sáng. Hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn, đồ ăn để qua đêm, bị ôi thiu. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trường hợp này còn gọi là ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm nạp vào

Thực phẩm nạp vào có thể gây đau bụng sau khi ăn sáng
Thực phẩm nạp vào có thể gây đau bụng sau khi ăn sáng

Ăn thức ăn sống chưa được nấu chín kĩ như: Tiết canh, gỏi cá.

Thức ăn cay: Việc ăn quá cay vào bữa sáng có thể gây kích ứng dạ dày. Điều này dẫn đến đau bụng sau khi ăn sáng.

Thực phẩm có tính axit: Thực phẩm có tính axit có thể gây kích ứng dạ dày. Bạn nên tránh nước ép trái cây, pho mát chế biến và cà chua vào bữa sáng.

Loét dạ dày

Loét dạ dày là những vết loét phát triển trên niêm mạc bên trong của dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). Đau rát dạ dày là triệu chứng phổ biến nhất của vết loét. Cơn đau này có thể nghiêm trọng hơn nếu ăn nhiều gia vị mặn, cay.

Biện pháp khắc phục

Mẹo đơn giản giảm đau

Chườm nóng: Sau khi ăn sáng, chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt, chai nước nóng, hoặc khăn ấm. Việc này sẽ giúp giảm bớt những cơn co bóp thành ruột.

Uống trà gừng: Dùng vài lát gừng, hãm với 100ml nước nóng trong 5 phút. Uống từng ngụm sẽ giảm được cảm giác đau. Có thể lấy gừng giã nát, xoa vào bụng và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Tinh chất gừng sẽ thấm sâu vào trong giúp bụng ấm dần lên. Sau 5-7 phút là cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng.

Trà gừng giúp giảm đau hiệu quả
Trà gừng giúp giảm đau hiệu quả

Dùng lá vối: Lá vối có nhiều vitamin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Để chữa chứng đau bụng sau khi ăn sáng, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau. 3 cái lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm quả chuối tiêu. Các nguyên liệu thuốc thái nhỏ, phơi khô và sắc với 400ml nước lấy khoảng 100ml. Uống làm 2 lần trong 2-3 ngày sẽ giảm đau hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn sáng và tập luyện lành mạnh

– Chọn thực phẩm giàu tinh bột cho bữa sáng. Tránh thực phẩm giàu chất xơ. 

– Khi chưa ăn sáng tuyệt đối không uống sữa.

– Ăn chín uống sôi. Tránh ăn tiết canh, rau sống (kể cả các loại rau sống khi ăn bún, phở buổi sáng).

Bạn nên ăn chín uống sôi
Bạn nên ăn chín uống sôi

– Trước khi ăn sáng hạn chế dùng cà phê, trà. Có thể thay thế bằng trà khử cafein và cà phê khử cafein. Hay nước ấm với một lát chanh detox cũng rất có lợi cho sức khỏe dạ dày.

– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu.

– Không nên tập thể dục, vận động mạnh hay chạy nhảy sau khi ăn. Bạn cần luyện tập thể thao hợp lý.

Tóm lại, hầu hết việc đau bụng sau ăn sáng thường liên quan đến thức ăn đồ uống. Việc này sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn đau bụng quặn thắt. Thường xuyên đi ngoài đi ngoài sau khi ăn sáng. Đồng thời có triệu chứng bất thường như sốt cao, phân có màu sẫm, mất nước… Thì hãy tìm ngay bác sĩ chuyên khoa để có nhanh chóng xác định các bệnh lý và được chữa trị kịp thời.

Nguồn: Bách hóa xanh