Khi bạn bị thừa cân, bạn luôn luôn tự ti về bản thân mình. Những lời chê bai từ người khác, hay đơn giản là bạn muốn được trông xinh đẹp hơn..sẽ là động lực khiến bạn muốn giảm cân.

Tuy nhiên, giảm cân thực sự không phải dễ. Điều đó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có rất nhiều người đã lao vào con đường giảm cân một cách hồ hởi. Tuy nhiên lại nhanh chóng thất bại. Thường họ đều có cùng một câu hỏi tại sao. Tại sao mình nhịn ăn như vậy, luyện tập như vậy mà số cân vân không giảm đi chút nào?

Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng như trên, rất có thể bạn đã mắc một vài sai lầm. Hãy cùng tham khảo qua những sai lầm mà người giảm cân thường hay mắc phải dưới đây để xem bạn có như vậy không nhé!

1. Chế độ ăn không phù hợp

Lỗi thường gặp trong quá trình giảm cân
Không chọn đúng chế độ ăn

Bạn tìm hiểu trên mạng có rất nhiều chế độ ăn kiêng. Bạn đọc những recomend phía dưới và bắt đầu phân vân không biết nên chọn cách ăn nào. Sau đó liền chọn ngay chế độ mà người khác thực hiện đã giảm được số cân nhiều nhất. Đây là sai lầm dễ mắc nhất ở những người mới bắt đầu giảm cân.

Bởi vì thực ra, cơ thể mỗi người khác nhau sẽ có  thể trạng khác nhau. Bộ máy trao đổi chất và tỉ lệ mỡ – cơ hoặc lượng đường trong máu đều khác nhau. Vì vậy nên dù theo cùng một chế độ, mỗi người vẫn nhận được những kết quả khác. Trước khi bạn định bắt đầu theo một chế độ nào, tốt nhất hãy đến tham khảo chuyên gia dinh dưỡng.  Họ sẽ kiểm tra cơ thể bạn đang cần gì và thừa gì để có những bữa ăn phù hợp với cá nhân.

2. Giờ giấc sinh hoạt thất thường

Cơ thể của bạn sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ và suy nhược nếu bạn cứ liên tục sinh hoạt thất thường. Các nhà máy hoạt động trao đổi chất không được nghỉ ngơi đủ dẫn đến rối loạn. Bạn hãy lập ra một thời gian biểu và cố gắng tuân thủ theo một cách khoa học: ví dụ như không đi ngủ trước 3 tiếng sau khi có bữa ăn hoặc luôn ăn đủ 3 bữa cho một ngày vào những thời gian cố định. Những giấc ngủ đúng giờ sẽ giúp tăng cường quá trình thải độc hoặc trao đổi chất trong cơ thể, và hơn hết là mang đến cho bạn một làn da đẹp.

3. Chiếc bát của bạn quá lớn

Hướng dẫn trong thực đơn ăn kiêng cho phép bạn ăn 1 bát cơm/bữa và rõ ràng bạn cũng chỉ ăn 1 bát/bữa nhưng tại sao lại vẫn tăng cân? Liệu chiếc bát ấy có đúng 250gr theo yêu cầu hay chiếc bát của bạn lại là 400gr? Đừng quên kiểm tra lại dung tích và khối lượng thực phẩm bạn nạp vào thay vì chỉ ước chừng theo cách: 1 bát, 1 nắm, 1 ít, một cách chung chung.

Một mẹo nhỏ khi ăn kiêng: hãy sử dụng bát và đĩa nhỏ hơn bình thường (đặc biệt khi ăn tiệc) để “đánh lừa” bản thân là bạn đã ăn nhiều hoặc để bạn hạn chế bỏ thêm đồ vào khẩu phần ăn của mình.

4. Chưa cung cấp đủ lượng carbs và lượng chất béo có lợi cho cơ thể

Lỗi thường gặp khi giảm cân
Chưa cung cấp đủ lượng carbs và lượng chất béo có lợi cho cơ thể

Không phải bạn ăn kiêng tức là bạn phải loại bỏ 100% carbs (carbohydrates) và chất béo (fat). Thay vì cơm trắng như truyền thống, bạn có thể chọn ngũ cốc dinh dưỡng (có sản phẩm dành riêng cho người ăn kiêng) cung cấp dồi dào chất xơ. Hoặc khi bạn theo chế độ lowcarb, bạn cũng có thể sử dụng chuối để có thêm vitamin, chất xơ.

Bạn cũng nên biết, chất béo có 4 loại chính:

  • Chất béo bão hòa (hay còn gọi là chất béo no – Saturated Fat)
  • Chất béo công nghiệp (hay còn gọi là chất béo chuyển hóa – Trans Fat)
  • Chất béo không bão hòa đa (chất béo không no đa nguyên – Polyunsaturated)
  • Chất béo không bão hòa đơn (chất béo không no đơn nguyên – Monounsaturated)

Trong khi chất béo bão hòa và chất béo công nghiệp làm tăng khả năng bị bệnh tim mạch, tiểu đường và các hệ lụy khác thì 2 loại chất béo còn lại chính là loại chất béo lành mạnh bạn nên nạp vào hàng ngày. Một số thực phẩm thường thấy giàu chất béo không bão hòa là dầu oliu, cá hồi, thịt bò, trứng, các loại hạt, sữa chua.

5. Trầm cảm và stress triền miên

Khi buồn, trầm cảm, áp lực, chúng ta thường tìm đến thú vui ăn uống để giải tỏa tâm lý, đặc biệt là các sản phẩm không hề lành mạnh như: bánh kẹo, kem, bim bim, đồ ngọt… Nguyên nhân của việc này là: khi bạn gặp stress, cơ thể sản sinh ra cortisol dẫn đến cảm giác thèm ăn vặt. Béo bụng sinh ra từ đó.

6. Bố trí phòng ăn chưa khoa học

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc giấu đồ ăn vặt đi chưa? Một mẹo nhỏ: đừng để những thực phẩm chứa carbs và chất béo không có lợi ở trong tầm mắt của bạn! Hãy để rau xanh, sinh tố, hoa quả – những thực phẩm lành mạnh ở nơi rộng rãi, dễ nhìn. Nhờ vậy, bạn sẽ không vì một phút lười biếng mà vơ vội một gói bánh chứa đầy đường hoặc một gói mì tôm đầy chất béo chuyển hóa.

7. Dạ dày của bạn hoạt động chưa đủ

Các lỗi thường gặp khi giảm cân
Dạ dày của bạn hoạt động chưa đủ

Có rất nhiều vi khuẩn có lợi trong dạ dày giúp bạn tăng cường khả năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến cả cân nặng, lượng cholesterol trong máu. Trong trường hợp dạ dày của bạn có vấn đề không tự sản sinh được các vi khuẩn có lợi đó, bạn có thể bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm lên men như sữa chua hoặc có chứa “probiotic” – lợi khuẩn.

8. Ăn quá nhanh

Nhai kĩ ít nhất 30-50 lần trước khi nuốt sẽ giúp giảm tải công việc cho dạ dày của bạn. Đây cũng là cách để bạn kéo dài thời gian thưởng thức bữa ăn, thay vì ngấu nghiến ăn dồn dập nhiều thứ trong bữa.

9. Thường xuyên thay đổi chế độ ăn kiêng

Cơ thể chúng ta luôn cần thời gian để thích nghi. Vì vậy đừng vội thay đổi chế độ ăn kiêng chỉ sau 1 tuần thử nghiệm. Hãy nghiên cứu kĩ trước khi quyết định theo một chế độ và nên bắt đầu với một những sự thay đổi nhỏ trước để cơ thể dần làm quen.

10. Ăn quá nhiều đường

Đường là kẻ thù của cơ thể, nó gây ra mỡ bụng, mụn, mỡ máu… Bạn giảm cân mãi không thành công, có thể vì vẫn giữ thói quen chạy bộ và work-out liên tục nhưng luôn kèm theo một cốc chè “ăn nhẹ” mỗi chiều?

11. Sa đà mỗi khi đi ăn tiệc

Các lỗi thường gặp khi giảm cân
Không kiềm chế bản thân trước những bữa tiệc

Có thể vì cả nể hoặc vì mải vui với bạn bè mà bạn quên mất rằng mình đang trong chế độ ăn đặc biệt? Bằng cách từ chối khéo hoặc để thêm một chiếc đĩa bên cạnh để bỏ bớt phần ăn của mình ra, bạn sẽ kiểm soát bữa ăn dễ dàng hơn. Đừng nghĩ rằng vui nốt hôm nay rồi mai quay lại giảm cân vẫn kịp nhé!

12. Đổ lỗi cho số phận

Rất nhiều cô nàng đổ lỗi cho gen di truyền hoặc “cái số” và bỏ bê việc tập luyện. Hãy nhớ, không gì là không thể. Nếu nó thực sự liên quan đến vấn đề di truyền, thì bạn chỉ còn cách cố gắng hơn nữa thôi.

13. Lười vận động

Lỗi thường gặp khi giảm cân
Lười vận động dẫn đến thừa cân

75% thành công của quá trình giảm cân là dựa vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên bạn vẫn rất cần 25% còn lại dành cho hoạt động thể thao để giữ cơ thể dẻo dai và có sức bền tốt. Đừng nằm một chỗ và nghĩ chỉ cần nhịn ăn là đủ.

14. Quá cứng nhắc với bản thân

Bạn đang bị thừa 5kg so với tiêu chuẩn và thấy việc giảm được nó trong 1 tháng thật quá xa vời? Hãy đặt mục tiêu ngắn hơn, giảm 3kg thôi chẳng hạn, để thấy dễ dàng hơn. Bởi hành trình giảm cân không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai, nên việc giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực là rất quan trọng. Cân nặng có thể trồi lên sụt xuống, nhưng hãy nhớ tinh thần luôn phải vững vàng bạn nhé!

15. Thiếu kiên nhẫn trong việc giảm cân

Bạn thường bỏ cuộc sau 1 tháng hay 2 tháng? Nên nhớ, giảm cân là một quá trình. Đừng quá nóng vội và ép cân nhanh chóng khiến cơ thể bị suy nhược và rối loạn các chức năng. Hãy theo dõi và đặt mốc cố gắng dài hơn như 6 tháng hoặc 1 năm để bản thân có thời gian thích nghi với chế độ tập luyện hoặc ăn uống, và cũng để bạn có thể nhìn nhận được kết quả một cách rõ ràng.

Xem thêm những bài viết đáng mong đợi khác để dáng đẹp là ước muốn chẳng xa vời!

Nguồn: dep.com.vn