Có người sẽ uống trà để tỉnh táo và tập trung. Với nhiều người, trà lại được dùng để thúc đẩy sự thư giãn. Nghe có vẻ trái ngược nhưng hai điều trên đều đúng cả. Ngoài ra, cơ thể của mỗi người lại có những đặc điểm khác nhau. Vì thế trà có tác dụng khác nhau đối với giấc ngủ của từng người. Vậy đâu là nguyên nhân có người mất ngủ, có người ngủ rất ngon sau khi uống trà? Hãy cùng Saffronnegin tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
Trà có những thành phần gì?
Trà được cho là một loại cây khá “phức tạp”. Khi sinh trưởng ở các vùng đất, độ cao và khí hậu khác nhau, từ một cây trà cũng tạo nên những loại trà khác nhau.
Bên cạnh đó, sự “phức tạp” ấy còn do các thành phần cũng như cấu tạo hoá học của trà. Đó là những thành phần “độc nhất vô nhị” mà chỉ trà mới có được. Điển hình như: Theanine, polyphenols, enzyme, caffeine, carbohydrate, chlorophyll, carotenoids, linalool oxide, các loại vitamin A, C, E,…
Tại sao có người uống trà mất ngủ, có người ngủ rất ngon?
Kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy nicotine trong thuốc lá và rượu đã làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt với những người bị bệnh dạ dày. Họ đã mất 42 phút tổng thời gian ngủ. Trong khi đó, caffeine trong trà dường như không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tiến sĩ Christine Spadola (Đại học Florida Atlantic) cho biết trên tạp chí Sleep. Nếu dùng nicotine hoặc rượu trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ đêm. Sẽ khiến giấc ngủ kém hơn khi không sử dụng. Còn việc sử dụng caffeine cũng khoảng thời gian đó thì giấc ngủ không bị tác động đến bất kỳ thông số nào.
Trước đó, Tiến sĩ Neil Stanley – chuyên gia về giấc ngủ phát biểu với The Independent (nhật báo của Anh Quốc). Trước khi đi ngủ mà dùng caffein (trong trà), bạn tỉnh táo vào ban đêm là chuyện hoang đường.
Thế nhưng, tại sao vẫn có những người uống trà thì bị mất ngủ. Trong khi nhiều người khác lại ngủ rất ngon? Tiến sĩ Stanley cho hay, cơ thể mỗi người là không giống nhau. Một số người khá nhạy cảm với tác động từ caffeine. Cho nên khi nạp chất này vào sẽ khiến họ dễ mất ngủ hơn. Đối với một số người khác, do caffeine gây ra tác động thấp hơn. Vì thế không gây nên bất kỳ ảnh hưởng nào đến giấc ngủ.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ khi uống trà, bạn chỉ còn cách uống thêm trà và tập thích nghi. Khi cơ thể đã dần quen với caffeine. Nó sẽ mất đi sự phản ứng với chúng. Từ đó, bạn sẽ dần dần không cảm thấy khó ngủ khi uống trà nữa.
Một số lưu ý khi sử dụng trà vào buổi tối
Theo Tiến sĩ Neil Stanley, người nhạy cảm với caffeine cần tránh uống trà sát giờ đi ngủ. Tuy vậy sẽ không có quy định thời gian cụ thể. Bạn cần tự lắng nghe cơ thể của mình để điều chỉnh cho phù hợp. Thông thường không nên sử dụng trà 4 tiếng trước khi đi ngủ.
Hơn nữa, mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng 200 – 300mg caffeine. Người nhạy cảm với caffeine thì tốt nhất không nên dùng trà quá nhiều. Bạn có thể giảm lượng trà nạp vào sao cho phù hợp với cơ thể.
Bạn có thể uống ít trà hơn khi uống vào buổi tối. Đặc biệt ủ ít thời gian hơn và nhiệt độ thấp hơn. Vì nếu nước càng nóng và thời gian ngâm trà càng lâu. Thì caffeine sẽ được giải phóng nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể xác định rõ thời gian, lượng trà,… Vì cơ thể mỗi người khác nhau nên bạn hãy tự điều chỉnh. Tăng giảm lượng trà thế nào cho phù hợp với bản thân nhất nhé.
Ngoài ra, người nhạy cảm với caffein có thể dùng các loại trà thảo dược không chứa hoặc chứa rất ít caffeine. Ví dụ như trà hoa cúc, trà lavender (oải hương), trà hoa hồng, trà tâm sen, trà hoa nhài,…
Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu được nguyên nhân có người uống trà thì mất ngủ, có người thì ngủ rất ngon rồi nhé. Hãy tự lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình. Từ đó điều chỉnh việc uống trà phù hợp nhất với sức khoẻ của bản thân bạn nhé!
Nguồn: Bách hóa xanh